Cách chăm sóc nuôi dưỡng gà đen indonesia

Chăm sóc gà đen indonesia rất đơn giản, chỉ cần một chút kiên nhẫn và tỉ mỉ là bạn sẽ có được những chú gà Cemani đẹp như trong tranh. Cũng giống như hầu hết những giống gà thông thường khác khi còn nhỏ gà indonesia rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp vì thế trong suốt 1 tháng đầu tiên bạn nên úm gà trong lồng úm chuyên nghiệp hoặc thắp đèn cho gà sưởi ấm. Trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu của gà là cám gà con tổng hợp, bổ sung thêm vitamin hoặc lợi khuẩn tùy theo điều kiện của từng người. Gà indonesia con là những chú gà trụi cho đến tận 1 tháng tuổi lông các bộ phận khác ngoài cánh mới bắt đầu mọc. Sau một tháng khả năng tự điều tiết thân nhiệt của gà đã ổn định lúc này chúng ta giảm nhiệt độ lồng úm đồng thời bắt đầu tập cho gà ăn thêm những thức ăn khác như thóc, gạo, hạt bắp, cám trộn, rau, sâu, dế, cá, . . . . tùy vào điều kiện của mỗi người. Tốt nhất nên cho gà đen indonesia ăn những thức ăn tự nhiên, có sẵn sẽ tốt cho gà hơn vì thực tế nếu bạn cho ăn thức ăn tổng hợp nhiều dưỡng chất gà cũng không lớn nhanh hơn hay to hơn nuôi bằng thức ăn tự nhiên là mấy. Tại Indonesia theo quan sát của chúng tôi thì đa phần người nuôi chọn phương pháp nuôi bán công nghiệp: thức ăn tổng hợp + thức ăn tự nhiên sẵn có, đây có lẽ là sự lựa chọn khá hợp lý và phù hợp với điều kiện của mọi người.

Nuôi gà Cemani

Người dân indonesia nuôi gà mặt quỷ xem trọng như việc thờ cúng thần linh(chuồng nuôi gà đen indonesia)

Tại Java người nuôi ở đây vẫn nhốt những chú gà vào một cái lồng tre hoặc gỗ rất hẹp theo cách truyền thống của họ. Điều này gây khá nhiều tranh cãi vì theo những lý thuyết căn bản về chăn nuôi khi nhốt trong không gian chật hẹp vật nuôi rất dễ bị stress và ảnh hưởng tới sự sinh sản và sinh trưởng của vật nuôi. Tuy nhiên khi tới Indonesia điều này được chứng minh ngược lại, chúng tôi có dịp đi thăm một số trang trại khá có tiếng tại Indonesia và họ nuôi một số lượng gà khá lớn trong không gian cực kì chật hẹp và tối nhưng những chú gà phát triển khá tốt, thậm chí nhìn chúng có vẻ lanh lợi hơn hẳn (có thể một phần do dòng giống tốt). Tại Indonesia người dân đã nuôi nhốt gà trong những cái lồng tre hay cũi nhỏ đã hàng trăm năm và những chú gà vẫn phát triển tốt, về mặt khoa học có vẻ hơi kì quặc nhưng đây là một điều khá thú vị để học hỏi từ những sư kê nơi đây. Ngoài nuôi nhốt thì chúng ta có thể nuôi gà mặt quỷ theo kiểu gà thả vườn, với bản tính tò mò, hiếu kì cộng thêm khả năng ăn rau đáng kinh ngạc thì không có gì lạ nếu sau một thời gian cỏ cây trong khu vườn của bạn có thể bị chúng ăn đến mức trơ cành.

Đối với gà trưởng thành chúng ta cho gà ăn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều. Riêng với gà mặt quỷ mái, để nâng cao sức sản xuất trứng chúng ta nên cho ăn thức ăn tổng hợp công thức ăn tươi. Với những trứng có đực (cồ) có thể dùng gà mái vú hoặc ngan, vịt để ấp, hiện nay khi công nghệ phát triển chúng ta có thêm lựa chọn là những chiếc máy ấp trứng. Gà mặt quỷ là giống gà không ấp vì vậy nếu chú gà mái Cemani của bạn đột nhiên đòi ấp thì đó quả thực là một trường hợp khá hiếm. Hiện tại  chúng tôi chưa chứng kiến một trường hợp gà mái Cemani nào có dấu hiệu đòi ấp, sau mỗi đợt trứng gà Cemani mái sẽ ngưng đẻ để có thời gian tích trữ thêm năng lượng cho lứa đẻ tiếp theo. Trung bình 1 năm gà mặt quỷ đẻ 80 quả (thông thường là 60 quả) tức là 3-4 ngày gà mặt quỷ sẽ đẻ 1 quả và cũng giống đa phần những giống gà khác trứng gà nở sau 21 ngày ấp.


Đang Online: 1
Tuần:
Tháng:
Tổng truy cập:

Copyright 2016 by Phan Minh Hồng. All rights reserved. Design by Nina

Về đầu trang